RSS

“Công chúa ngủ trong rừng” – những dấu hiệu tình dục và cuộc chiến giành dương vật

20 May

2959_184988910017_750865017_6503372_7763198_n

Tôi nói: câu chuyện “Công chúa ngủ trong rừng”, từng được Walt Disney làm thành phim hoạt hình, có nhiều dấu hiệu của tình dục. Mọi người bàng hoàng nhưng cũng cố gắng gượng hỏi, có lẽ vì tò mò: ‘Thế nói nghe thử xem nào?’

Nội dung chính câu chuyện thì hẳn ai cũng biết: một nàng công chúa bị mụ phù thủy nguyền rằng nếu cô ta chạm tay vào đầu nhọn của con thoi khung cửi thì kết quả sẽ là một giấc ngủ vĩnh cữu.

Trước hết, ta thấy mâu thuẫn chính là giữa hai người phụ nữ: một người trẻ đẹp, sở hữu vẻ hấp dẫn tự nhiên với người khác phái, đó là nàng công chúa Aurora, người còn lại, chật vật để tạo sự chú ý (cứ thử xem cách ăn mặc và cách trang điểm đậm đà của người này trên phim), đó là mụ phù thủy Maleficent. Nói một cách khác, cô công chúa có đủ điều kiện để quyến rũ và sở hữu một dương vật, còn mụ phù thủy thì không có điều kiện để quyến rũ nhưng ao ước sở hữu một dương vật.

Do đó, kẻ yếm thế, thiếu điều kiện nhưng thừa quyền năng dùng lợi thế (phép thuật) để khống chế người có ưu thế hơn: mụ phù thủy nguyền rằng nếu cô công chúa chạm vào đầu nhọn của con thoi khung cửi (mà kết quả trực tiếp là chảy máu) thì sẽ rơi vào giấc ngủ vĩnh viễn. Nói một cách khác, một hành động “đâm thủng” (penetrate) của vật có hình dạng giống dương vật (đầu nhọn con thoi) sẽ khiến cho cô công chúa mất khả năng sở hữu một dương vật.

Lúc này, cô công chúa sẽ trở thành kẻ yếm thế hơn. Hai bên đối nghịch sẽ ở thế ngược lại so với ban đầu: cô công chúa thì còn khả năng quyến rũ nhưng không còn khả năng sở hữu, bà phù thủy thì không có khả năng quyến rũ nhưng có cơ hội sở hữu dương vật mà đáng lẽ dành cho nàng công chúa.

Dấn thêm một bước nữa, cuộc chiến về giới tính ở đây thực chất là cuộc tranh giành dương vật giữa hai nhóm phụ nữ. Một bên là nàng công chúa được sự trợ giúp của 3 bà tiên, một bên là mụ phù thủy cùng đám lâu la. Hình ảnh 3 bà tiên, thực ra, là ánh xạ trực tiếp của mụ phù thủy qua hàm số giới tính: cùng ở độ tuổi mãn kinh (tức là điều kiện sinh lí như nhau), cùng có pháp thuật (tức là có quyền năng tương đương nhau) nhưng 3 bà tiên được thể hiện như là một vật thể phi giới tính (non-sexual object), không có những ham muốn tình dục, dù vẫn hiểu nó (rằng: một thiếu nữ như nàng công chúa kia cần sở hữu một dương vật, nên cần phải giúp cô ta).

Hoàng tử, biểu tượng là dương vật, khi ở gần lúc cao trào, thực ra đã nằm trong tay mụ phù thủy. Mụ ta tưởng rằng đã sở hữu được thứ mà bấy lâu nay mụ hằng mơ ước, rằng là: ‘Ta có thể ngủ ngon được rồi’ (trích lời mụ phù thủy trong phim), nhưng kết cục chắc chắn không phải là vậy. Tại sao thế?

Bởi vì một cái kết trọn vẹn là chỉ khi Hoàng tử (dương vật) có thể vừa “đâm thủng” (penetrate) cả mụ phù thủy lẫn nàng công chúa. Mà thật sự điều đó đã xảy ra: chàng hoàng tử “đâm thủng” mụ phù thủy bằng thanh kiếm và giấc ngủ tưởng như vĩnh hằng của nàng công chúa bằng đầu môi (thể hiện là một nụ hôn).

Nói đến đây, có người hỏi: “Thế phân tích xem trong ‘Bạch Tuyết và bảy chú lùn’ coi có dấu hiệu tình dục gì không?”. Tôi trả lời: “Ah, cái đó cũng thú vị lắm nhưng để hôm khác nhá!

 
9 Comments

Posted by on 20/05/2009 in Features

 

Tags: , , , , ,

9 responses to ““Công chúa ngủ trong rừng” – những dấu hiệu tình dục và cuộc chiến giành dương vật

  1. Kero

    18/05/2009 at 11:13 PM

    haha nếu vậy thì Cinderella cũng có dấu hiệu tình dục. mà là một dạng tình dục nặng nữa là khác.:D

     
  2. R W O

    20/05/2009 at 10:12 AM

    Cái gì cũng có thể chèo lái về sex hết, cái đó là do bộ não con người hoạt động tới đâu.

     
  3. La larme

    20/05/2009 at 9:12 PM

    Bài viết méo mó, tư duy lệch lạc, nếu quy đổi sang hệ quy chiều này thì chắc chắn k có 1 thứ gì thoát được tình dục, đề nghị đọc “những hành vi sai lạc” của Freud ;).

     
  4. Moonie Mun

    21/05/2009 at 1:44 AM

    Nói chung những bài viết kiểu này thì không phải ai đọc rồi cũng chịu cho nhập vào óc. Nhưng rồi ai cũng đọc!

    Phê bình theo Phân tâm học của Freud cũng là một trào lưu (hay trường phái) phát triển mạnh từ thế kỷ trước, nhưng ở Việt Nam không phải có nhiều người lựa chọn viết phê bình theo hướng này.

    Anh Red đã bắt đầu rồi, đừng bỏ quên bài tiếp theo nhé.

     
  5. liuchiufei

    21/05/2009 at 5:14 PM

    Bài hay quá!
    DriftWood có nhớ Lover (2005) cuả Kim Tae-eun không, Jo Dong Hyuk nói với Sung Hyun Ah về nàng Bạch Tuyết cũng y như thế này.

     
  6. pit

    22/05/2009 at 1:25 PM

    Viết thế này thì có gì là mới? Những ví dụ tương tự có thể tìm thấy đầy rẫy trong ‘Nhập môn phân tâm học’ của Sigmund Freud rồi. Nhưng trong quyển ấy có nêu đầy đủ cơ sở lý luận và dẫn chứng thuyết phục. Trong khi bài viết này chỉ thể hiện những ý tưởng áp đặt đầy chủ quan của tác giả. Chân thành khuyên tác giả nên tìm đọc lại Freud cho kỹ, rồi hẵng bắt tay vào viết lại bài này. Đừng quên để ref là lấy ý tưởng của Freud đấy nhé!

     
  7. redviolin

    22/05/2009 at 3:25 PM

    Gửi cụ Pit,

    Cảm ơn cụ đã ghé vào bài của em viết ạ!

    Em chỉ xin mua vui cho mọi người, không dám liếc lên nhìn cụ. Mong cụ đi vào đi ra mà đừng bỏ quên cái sự hênh hênh của cụ ở bài của em.

    Khi khác mời cụ lại giảng bài Freud cho em được mở mắt mở mày ạ!

     
  8. pit

    22/05/2009 at 4:53 PM

    Gửi bé Redviolin,

    Bé biết khiêm tốn thế là rất ngoan đấy! Cụ thấy bé mới viết tiếp một bài lại về vấn đề í í, thấy cũng có vẻ dũng cảm. Thêm được cái khoản thật thà nữa thì cụ sẽ khen. Nhé!

     
  9. V+

    22/05/2009 at 10:28 PM

    Và không biết có phải một điều tình cờ không, khi bức tranh chủ đề cũng là do một hậu duệ nhà Freud thể hiện.

     

Leave a comment